Đăng nhập thành viên - Đăng ký người dùng - Thiết lập làm trang đầu - thêm vào mục yêu thích - Sơ đồ trang web ag真人!
vị trí hiện tại:trang đầu >Bách khoa toàn thư >ag真人 chữ

ag真人

thời gian:2023-03-28 01:35:40 nguồn:kèo banh tác giả:toàn diện đọc:875Hạng hai

Tân Thủ tướng Anwar, 75 tuổi, tuyên thệ nhậm chức chiều 24/11, chinh phục mục tiêu cao nhất trong sự nghiệp chính trị mà ông theo đuổi suốt nhiều thập kỷ.

Sự nghiệp chính trị của Anwar bắt đầu khi ông trở thành một thủ lĩnh sinh viên có khả năng thu hút mọi người và thành lập phong trào thanh niên Hồi giáo Malaysia (ABIM), xoáy vào tình trạng đói nghèo ở miền bắc Malaysia giữa những năm 1970.

Năm 1982, ông khiến nhiều người bất ngờ khi gia nhập Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO) của ông Mahathir Mohamad, khi đó là thủ tướng thứ tư của Malaysia. Đây được cho là bước đi chính trị khôn ngoan, giúp ông nhanh chóng thăng tiến trên chính trường Malaysia.

Tân thủ tướng Anwar Ibrahim vẫy chào khi đến Cung điện Quốc gia ở Kuala Lumpur tuyên thệ nhậm chức ngày 24/11. Ảnh: AFP.

Tân thủ tướng Anwar Ibrahim vẫy chào khi đến Cung điện Quốc gia ở Kuala Lumpur tuyên thệ nhậm chức ngày 24/11. Ảnh: AFP.

Ông Anwar được bổ nhiệm làm bộ trưởng tài chính Malaysia từ năm 1991. Năm 1993, ông trở thành phó thủ tướng, là ứng viên sáng giá kế nhiệm Mahathir, được coi là "người thầy" của Anwar. Nhưng căng thẳng bắt đầu xuất hiện giữa hai người từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, do bất đồng về kinh tế và vấn đề tham nhũng.

Tháng 9/1998, Anwar bị cách chức với lý do không phù hợp làm lãnh đạo và bắt đầu dẫn dắt các phong trào biểu tình phản đối ông Mahathir. Sau khi dẫn đầu hơn 30.000 người tuần hành ở Kuala Lumpur, ông bị bắt với cáo buộc có quan hệ đồng giới và tham nhũng.

Ông Anwar bác bỏ các cáo buộc trong phiên xử gây tranh cãi sau đó, nhưng vẫn bị kết án 6 năm tù vào tháng 4/1999 với cáo buộc lạm quyền. Tháng 8/2000, ông lĩnh án 9 năm tù với cáo buộc quan hệ đồng giới.

Malaysia, quốc gia với cộng đồng Hồi giáo chiếm đa số, coi quan hệ đồng giới là tội hình sự, nhưng rất ít người bị kết án vì hành động này. Bản án với ông Anwar bị cộng đồng quốc tế chỉ trích là mang động cơ chính trị. Anwar nói đây là động thái nhằm loại bỏ ông, tránh ông trở thành mối đe dọa chính trị với ông Mahathir.

Cuối năm 2004, một năm sau khi ông Mahathir từ chức thủ tướng, Tòa án Tối cao Malaysia bác bỏ phán quyết với cáo buộc quan hệ đồng giới và trả tự do cho ông Anwar. Tuy nhiên, ông bị cấm tham gia chính trường cho đến tháng 4/2008.

Sau chiến thắng lịch sử hồi tháng 3/2008 của đảng Công lý của Nhân dân (PKR) và các đồng minh, ông Anwar trở lại quốc hội với tư cách lãnh đạo phe đối lập. Tháng 6/2008, ông Anwar lại đối mặt cáo buộc quan hệ đồng giới với một nam trợ lý, buộc ông phải xin tị nạn tại đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ.

Một tòa thượng thẩm ở Malaysia xóa bỏ cáo buộc cho ông vào tháng 1/2012 do thiếu chứng cứ. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2013, phe đối lập do ông dẫn dắt giành thêm nhiều ghế nghị sĩ quốc hội, khiến liên minh cầm quyền Barisan Nasional (với UMNO là nòng cốt) nhận kết quả tệ chưa từng thấy.

Tuy nhiên, tham vọng tranh cử thủ tướng của ông Anwar tiếp tục bị cản trở. Sau nhiều phiên tòa, phán quyết tha bổng cho ông bị đảo ngược và Anwar bị tuyên án 5 năm tù vào tháng 3/2014. Ông kháng cáo lên tòa án tối cao vào năm 2015 nhưng bất thành và phải ngồi tù lần nữa. Lúc này, thủ tướng Malaysia là ông Najib Razak, chủ tịch UMNO và liên minh Barisan Nasional.

Năm 2016, ông Mahathir, khi đó 92 tuổi, bất ngờ tuyên bố ra tái tranh cử thủ tướng Malaysia với lý do đã "phát chán" với những cáo buộc tham nhũng liên quan đến chính quyền Najib.

Để tạo thuận lợi cho sự trở lại của mình, ông Mahathir tìm cách thương lượng với ông Anwar, khi đó đang ngồi tù nhưng vẫn có ảnh hưởng lớn với phe đối lập. Ông Mahathir cam kết sẽ giúp ông Anwar được hoàng gia ân xá và chuyển quyền lực lại cho lãnh đạo đối lập trong vòng hai năm nếu liên minh thành công. Một hình ảnh được công bố khi đó là cái bắt tay giữa hai cựu thù, đánh dấu sự hàn gắn không ai nghĩ đến.

Ông Anwar Ibrahim (trái) bắt tay ông Mahathir Mohamad tại một tòa thượng thẩm ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 5/9/2016. Ảnh: Reuters.

Ông Anwar Ibrahim (trái) bắt tay ông Mahathir Mohamad tại một tòa thượng thẩm ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 5/9/2016. Ảnh: Reuters.

Liên minh Pakatan Harapan vừa thiết lập đã đánh bại Barisan Nasional trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5/2018, chấm dứt 61 năm cầm quyền liên tiếp của liên minh này, trong bối cảnh người dân Malaysia tức giận với chính quyền của ông Najib liên quan bê bối tham nhũng. Ông Mahathir lên nắm quyền và ông Anwar được ân xá, trả tự do một tuần sau đó.

Nhưng liên minh vừa được xây dựng giữa hai thầy trò rạn nứt trong chưa đầy hai năm, do bất đồng nội bộ liên quan lời hứa chuyển giao quyền lực cho ông Anwar. Tháng 2/2020, ông Mahathir bất ngờ từ chức khiến liên minh tan rã, đẩy Malaysia vào giai đoạn bất ổn chính trị chưa từng có và ông Anwar một lần nữa trắng tay.

Sau khi chính phủ Mahathir sụp đổ, UMNO lên nắm quyền và ông Muhyiddin Yassin được chỉ định làm thủ tướng. Tháng 8/2021, thủ tướng Muhyiddin cũng từ chức sau vài tháng biến động khiến ông mất đi sự ủng hộ từ đa số nghị sĩ trong quốc hội. Ismail Sabri Yaakob của UMNO được chọn làm người kế nhiệm.

Hồi tháng 10, ông Ismail tuyên bố giải tán quốc hội và tổ chức tổng tuyển cử sớm, trở thành thủ tướng có nhiệm kỳ ngắn nhất lịch sử Malaysia. UMNO tin rằng họ có thể giành lại quyền lực bằng động thái này.

Lãnh đạo đối lập Malaysia Anwar Ibrahim, chủ tịch liên minh Pakatan Harapan, tại điểm bỏ phiếu ở Permatang Pauh, bang Penang, ngày 19/11. Ảnh: AFP.

Lãnh đạo đối lập Malaysia Anwar Ibrahim, chủ tịch liên minh Pakatan Harapan, tại điểm bỏ phiếu ở Permatang Pauh, bang Penang, ngày 19/11. Ảnh: AFP.

Tuy nhiên, cuộc tổng tuyển cử diễn ra ngày 19/11 lại kết thúc mà không bên nào trong số hai liên minh lớn có đủ 112 ghế cần thiết tại quốc hội để thành lập chính phủ.

Liên minh Pakatan Harapan của ông Anwar giành được 82 ghế, còn liên minh Perikatan Nasional của ông Muhyiddin thắng 73 ghế. Barisan Nasional chỉ giành được 30 ghế, kết quả tệ nhất của họ trong lịch sử.

Ông Anwar và ông Muhyiddin đều không thể có đủ số ghế nghị sĩ cần thiết để thành lập chính phủ trước hạn chót 22/11, nên theo luật của Malaysia, Quốc vương Ahmad Shah là người có quyền quyết định chọn thủ tướng. Quốc vương Ahmad Shah ngày 24/11 chỉ định ông Anwar là thủ tướng, chấm dứt thế bế tắc chính trị tại Malaysia.

Ông Anwar nhậm chức trong bối cảnh Malaysia đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao, tăng trưởng kinh tế chững lại và cần hạ nhiệt căng thẳng sắc tộc. Giới quan sát cho rằng vấn đề cấp bách nhất của tân Thủ tướng là ngân sách cho năm 2023, đã được đưa ra từ trước cuộc tổng tuyển cử nhưng chưa được thông qua. Ông Anwar cũng sẽ phải thương lượng với nghị sĩ từ các liên minh khác để đảm bảo nhận được đa số sự ủng hộ tại quốc hội cho những quyết sách của mình.

Như Tâm(Theo Reuters, AFP, BBC)

(Biên tập viên:khám phá)

thông tin liên quan
  • Bói bài Tarot hàng ngày
  • Ông Musk xóa bài đăng liên quan đến vụ tấn công chồng bà Pelosi
  • 4 đầu bếp Michelin sắp đến TP.HCM
  • Hiện trường siêu xe Ferrari 488 tông chết người ở Hà Nội
  • Hồi đáp 2022
  • 'Người tình của Brecht' vẫn ám ảnh
  • Lấy mẫu vân tay trên vô lăng siêu xe Ferrari 488 để xác định tài xế
  • Mối nguy khi người trẻ tin TikToker hơn bác sĩ
Nội dung được đề xuất
  • Quảng Nam: Nơi thưởng Tết Nguyên đán 340 triệu đồng, nơi 200.000 đồng
  • Hai sinh viên Mỹ thiệt mạng trong thảm kịch Itaewon
  • Giải thưởng được thèm muốn nhất của văn chương Pháp
  • Tân Chủ tịch Samsung sẽ ghé thăm Việt Nam
  • Mục tiêu không trọn vẹn của ông Zelensky trong chuyến thăm Mỹ
  • Nhân chứng nói cầu treo Ấn Độ sập do quá tải